Hiển thị tất cả 8 kết quả


Máy lọc tĩnh điện lần đầu tiên được áp dụng trong việc xử lý khí thải vào năm 1907 khi giáo sư hóa học tại Đại học California, Berkeley – Cottrell sử dụng chúng để thu gom sương mù axit sulfuric và khói oxit chì thải ra từ các hoạt động nấu chảy và tạo axit khác nhau. Cho đến nay, công nghệ lọc tĩnh điện đã được cải tiến tối đa, đáp ứng các yêu cầu xử lý khí thải của thời đại. Đánh giá cao hiệu quả làm việc của lọc tĩnh điện trong làm sạch không khí, Dr.Air đã nghiên cứu, phát triển các thành tựu sẵn có của các nhà khoa học đi trước để cho ra đời dòng sản phẩm: Máy lọc tĩnh điện Dr.Air.

Tĩnh điện là gì?

Tĩnh điện là một trong những hiện tượng vật lý quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Hiện tượng tĩnh điện có thể hình dung đơn giản nhất là khả năng hút và đẩy của các cụ nam châm: Hút khi 2 đầu nam châm trái dấu, đẩy khi 2 đầu nam châm cùng dấu.

Sơ đồ mô phỏng hiện tượng tĩnh điện

Trên phương diện Vật lý học, tĩnh điện là do sự khác nhau về điện tích của các hạt. Các hạt được tạo ra từ các nguyên tử và các nguyên tử được tạo ra từ các proton, neutron và electron. Các nguyên tử có cùng số proton và electron là trung hòa và không mang điện tích. Khi một nguyên tử trung hòa tăng hoặc mất một electron, nó sẽ trở nên tích điện.

Bộ lọc tĩnh điện là gì?

Bộ lọc tĩnh điện hoạt động dựa trên nguyên lý tĩnh điện nêu trên. Bộ lọc không khí tĩnh điện sử dụng sự kết hợp của lực hút các hạt tích điện trong không khí và tác động lực cản để làm sạch không khí trong nhà. Khi luồng không khí đi qua môi trường điện từ, chúng được bổ sung hoặc làm mất các electron dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện tích. Ngay lập tức, điện cực trái dấu hút chúng về, giữ chặt chúng trên bề mặt điện cực. Theo thời gian, điện tích tĩnh điện của bộ lọc không thay đổi nhưng sự tích hợp nhiều lớp bụi có thể làm giảm hiệu suất lọc, do đó, bộ lọc tĩnh điện cần được làm sạch thường xuyên trong suốt quá trình sử dụng. Cần lưu ý rằng, tĩnh điện là tĩnh, không chạy như dòng điện và do đó không phóng điện hoặc không cần nối đất hoặc cách điện. Sự loại bỏ bụi chỉ đơn giản là sự tích điện cho các hạt trong không khí vào và thu giữ chúng bằng điện cực trái dấu.

Bộ lọc tĩnh điện Dr.Air dựa trên nguyên lý tĩnh điện để làm sạch dòng không khí bẩn

Các thành phần của máy lọc tĩnh điện Dr.Air

Một máy lọc tĩnh điện chủ yếu được tạo thành từ bốn thành phần sau: tấm phân phối khí, điện cực phóng điện, bề mặt thu (tấm hoặc ống) và rãnh.
  • Các tấm phân phối khí bao gồm một số tấm đục lỗ giúp duy trì sự phân phối lưu lượng thích hợp của dòng khí đi vào.
  • Các điện cực phóng điện được chia thành các trường. Hầu hết các bộ lọc tĩnh điện có ba hoặc bốn trường trong chuỗi. Các điện cực phóng điện được cung cấp năng lượng bởi một bộ nguồn bộ chỉnh lưu-biến áp (TR) duy nhất. Các điện cực được cung cấp năng lượng tạo ra các ion va chạm với các hạt và áp dụng điện tích cho các hạt chứa trong dòng khí đi tới.
  • Các tấm hoặc ống thu gom được tích điện, thực hiện thu gom các hạt tích điện.

Các thành phần chính cấu tạo nên bộ lọc tĩnh điện

‍Ưu điểm của máy lọc tĩnh điện Dr.Air

Máy lọc tĩnh điện Dr.Air sở hữu nhiều ưu điểm khác nhau, vượt trội hơn so với các dòng máy lọc khác. Cụ thể như sau:
  • Giảm thiểu chi phí vận hành: Như đã đề cập ở trên, bộ lọc tĩnh điện có thể tái sử dụng bằng cách thường xuyên vệ sinh các phin lọc với nước áp dụng cao. Điều này giúp giảm thiểu tối đa chi phí thay thế bộ lọc cũng như bảo dưỡng thiết bị.
  • Thân thiện với môi trường: Điều này được thể hiện rõ khi máy lọc tĩnh điện không sản sinh phụ phẩm, không sử dụng hóa chất. Nếu như màng lọc HEPA hay màng lọc than hoạt tính có tuổi đời nhất định, sau khi sử dụng sẽ bị thải bỏ, trở thành “rác thải môi trường” thì việc tái sử dụng nhiều lần phin lọc tĩnh điện giúp bảo vệ tốt hơn cho Trái đất.
  • Dễ dàng lắp đặt: Không yêu cầu thiết bị nối đất và cách điện, máy lọc tĩnh điện được dễ dàng lắp đặt, kết nối với các dòng máy xử lý khí thải khác, không tốn nhiều diện tích trong không gian.
  • Ứng dụng rộng rãi: Máy lọc tĩnh điện không chỉ là giải pháp xử lý khí thải công nghiệp hàng đầu, chúng còn trở thành một lớp màng lọc đặc biệt trong các dòng máy lọc không khí gian dụng hiện đại, nâng cao hiệu quả làm sạch không khí trong nhà nhưng giảm thiểu chi phí bảo trì.

Hình ảnh thực tế lắp đặt máy lọc tĩnh điện Dr.Air trong hệ thống xử lý khí thải công nghiệp

Những điều cần lưu ý khi sử dụng bộ lọc tĩnh điện

  • Máy lọc tĩnh điện cần có sự kết hợp với quạt thông gió: Các hạt có thể nhìn thấy bằng mắt thường có kích thước 50 micron hoặc lớn hơn; hạt có kích thước này sẽ không ở trong không khí quá vài phút trừ khi có vận tốc không khí cao di chuyển qua tòa nhà, giữ cho các hạt ở trên và không khí sinh ra. Do đó, dù được ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp hay dân dụng, quạt thổi cần được sử dụng thường xuyên để đảm bảo hiệu quả làm sạch.
  • Một quan niệm sai lầm về bộ lọc tĩnh điện mà nhiều người gặp phải đó là sự gián đoạn hệ thống trong quá trình vận hành khi bộ lọc tĩnh điện cần được làm sạch. Trên thực tế, nếu bộ lọc được thiết kế đúng cách, sự tích tụ trên điện cực sẽ được giảm thiểu tối đa ngay cả khi thiết bị đang vận hành, búa gõ, màng rung khiến lớp bụi này rơi xuống phễu đựng phía dưới, vì vậy, việc vệ sinh đôi khi chỉ đơn giản là xả lại bằng nước và nhanh chóng làm khô, và tiếp tục sử dụng.
Bộ lọc không khí tĩnh điện là một sản phẩm cần thiết và mang đến nhiều lợi ích cho con người trong việc xử lý khí thải công nghiệp cũng như làm sạch không khí trong nhà. Ngoài những ưu điểm hiệu quả sử dụng, máy lọc tĩnh điện có nhiều ưu điểm khác như: khả năng rửa sạch, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng không khí, yêu cầu tần suất làm sạch thấp, không tốn chi phí thay thế liên tục, không phải sửa đổi hệ thống xử lý có sẵn, ... Do đó, máy lọc tĩnh điện là một lựa chọn làm sạch hangfd dầu cho doanh nghiệp, gia đình hiện nay.
Chat